Sử dụng Cubable

Vẫn cần hỗ trợ?

Vui lòng liên hệ Bộ phận hỗ trợ

Trường Công thức là gì?

Với Trường Công thức, bạn có thể tính toán số liệu trực tiếp trong bảng dựa trên giá trị (Value) của các Trường dữ liệu khác. 

Thiết lập Trường Công thức cơ bản

Để thêm Trường Công thức cơ bản, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bấm nút “+” ở góc phải của Bảng.
  • Bước 2: Chọn Trường Công thức tại mục Trường Nâng cao.
  • Bước 3: Nhập tên Trường (Không bắt buộc) 
  • Bước 4: Chọn Trường dữ liệu vào công thức

Lưu ý: Bạn chỉ được chọn một Trường dữ liệu trong số các kết quả hiển thị.

  • Bước 5: Chọn phép tính muốn thực hiện: cộng, trừ, nhân, chia.
  • Bước 6: Chọn Định dạng giá trị (Value) bao gồm: Số, Tiền tệ, Ngày.
  • Bước 7: Nhập mô tả (Không bắt buộc)

 

Lưu ý:

  • Nếu chọn định dạng Số, hệ thống sẽ hiển thị thêm các tùy chọn định dạng số và định dạng số thập phân.
  • Nếu chọn định dạng Tiền tệ, hệ thống sẽ hiển thị thêm các tùy chọn đơn vị tiền tệ, định dạng số và định dạng số thập phân.
  • Nếu chọn định dạng Ngày, hệ thống sẽ hiển thị thêm các tùy chọn định dạng hiển thị ngày và định dạng hiển thị giờ.

 

  • Bước 8: Nhấn nút “Xong” để hoàn tất thiết lập.

Thiết lập Trường Công thức nâng cao

Để thêm Trường Công thức nâng cao, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bấm nút “+” ở góc phải của Bảng.
  • Bước 2: Chọn Trường Công thức tại mục Trường Nâng cao.
  • Bước 3: Nhập tên Trường (Không bắt buộc) 

Một cửa sổ thiết lập Trường Công thức được mở ra, cho phép bạn thiết lập các thông tin cho Trường dữ liệu tra cứu.

  • Bước 4: Bấm chọn “Nâng cao”

Xem danh sách các hàm và Trường dữ liệu khi tạo công thức nâng cao

  • Bước 1: Truy cập vào danh sách trường và hàm trong cửa sổ thiết lập 
  • Bước 2: Xem danh sách các hàm tính toán
  • Bước 3: Xem thông tin chi tiết về hàm tính toán khi bạn chọn một hàm trong danh sách
  • Bước 4: Xem danh sách các Trường dữ liệu hiện có trong bảng theo thứ tự của các Trường dữ liệu trong bảng (theo thời gian tạo).
  • Bước 5: Chọn hàm hoặc Trường dữ liệu để thực hiện phép tính

    Lưu ý: Bạn có thể chọn một hoặc nhiều hàm tính toán và Trường dữ liệu để thực hiện các phép tính cần thiết.

  • Bước 6: Nhấn nút “Xong” để hoàn tất thiết lập.

Xem Danh Sách Các Hàm Công Thức.jpg

Tìm kiếm hàm, Trường dữ liệu khi tạo công thức nâng cao

  • Bước 1: Tại khu vực "Thiết lập công thức nâng cao", nhập các từ khóa liên quan đến hàm công thức/Trường dữ liệu vào ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị ngay khi bạn nhập từ khóa.

Lưu ý: Bạn có thể xóa từ khóa để quay về giao diện mặc định.

Mô tả chi tiết và cách sử dụng

1. CONVERTSECOND

Mô tả: Chuyển đổi ngày thành giây.
Cú pháp: CONVERT SECOND(days)

  • days: Bắt buộc, số ngày cần chuyển đổi.

Ví dụ:

  • CONVERTSECOND(1) = 1 * 24 * 3600 = 86,400 giây
  • CONVERTSECOND("abc") hoặc CONVERTSECOND() → Lỗi #VALUE

2. CONVERTMINUTE

Mô tả: Chuyển đổi ngày thành phút.
Cú pháp: CONVERTMINUTE(days)

  • days: Bắt buộc, số ngày cần chuyển đổi.

Ví dụ:

  • CONVERTMINUTE(1) = 24 * 60 = 1,440 phút
  • CONVERTMINUTE("abc") hoặc CONVERTMINUTE() → Lỗi #VALUE

3. CONVERTHOUR

Mô tả: Chuyển đổi ngày thành giờ.
Cú pháp: CONVERTHOUR(days)

  • days: Bắt buộc, số ngày cần chuyển đổi.

Ví dụ:

  • CONVERTHOUR(1) = 1 * 24 = 24 giờ
  • CONVERTHOUR("abc") hoặc CONVERTHOUR() → Lỗi #VALUE

4. CONVERTMONTH

Mô tả: Chuyển đổi ngày thành tháng.
Cú pháp: CONVERTMONTH(days)

  • days: Bắt buộc, số ngày cần chuyển đổi.

Ví dụ:

  • CONVERTMONTH(1) = 1 tháng
  • CONVERTMONTH("abc") hoặc CONVERTMONTH() → Lỗi #VALUE

5. CONVERTDATE

Mô tả: Chuyển đổi định dạng của ngày.
Cú pháp: CONVERTDATE(date, from_format, to_format)

  • date: Bắt buộc, ngày cần chuyển đổi.
  • from_format: Bắt buộc, định dạng hiện tại của ngày.
  • to_format: Bắt buộc, định dạng muốn chuyển đổi sang.

Ví dụ:

  • CONVERTDATE("2024-04-23", "YYYY-MM-DD", "DD-MM-YYYY") = "23-04-2024"
  • CONVERTDATE() hoặc CONVERTDATE("2024-04-23") → Lỗi #VALUE

6. BLANKVALUE

Mô tả: Kiểm tra giá trị (Value) của ô, nếu ô có giá trị (Value) thì hiển thị giá trị (Value) đó, nếu không có thì hiển thị giá trị (Value) thay thế.
Cú pháp: BLANKVALUE(expression, substitute_expression)

  • expression: Bắt buộc, giá trị (Value) hiển thị khi ô có giá trị (Value).
  • substitute_expression: Bắt buộc, giá trị (Value) hiển thị khi ô không có giá trị (Value).

Ví dụ:

  • BLANKVALUE("A", "B") → "A" nếu ô có giá trị (Value), "B" nếu ô không có giá trị (Value).
  • BLANKVALUE() hoặc BLANKVALUE(expression) hoặc BLANKVALUE(substitute_expression) → Lỗi #VALUE

7. CASE

Mô tả: Tính toán số ngày chênh lệch giữa hai ngày được chọn.
Cú pháp: CASE(expression, value1, result1, value2, result2,..., else_result)

  • expression: Bắt buộc.
  • value1, value2,...: Bắt buộc, các giá trị (Value) để so sánh.
  • result1, result2,...: Bắt buộc, kết quả tương ứng với các giá trị (Value) so sánh.
  • else_result: Tùy chọn, kết quả nếu không khớp với các giá trị (Value) so sánh.

Ví dụ:

  • CASE(Days_Open__c, 3, "Reassign", 2, "Assign Task", "Maintain") → "Reassign" nếu Days_Open__c = 3, "Assign Task" nếu Days_Open__c = 2, "Maintain" cho tất cả các trường hợp khác.
  • CASE() hoặc CASE(value1, value2) hoặc CASE(result1, result2) → Lỗi #VALUE

8. ISBLANK

Mô tả: Kiểm tra ô có giá trị (Value) hay không.
Cú pháp: ISBLANK(expression)

  • expression: Bắt buộc, biểu thức cần kiểm tra.

Ví dụ:

  • ISBLANK(field_name) → TRUE nếu ô trống, FALSE nếu ô có giá trị (Value).
  • ISBLANK() → Lỗi #VALUE

9. ISBEGINS

Mô tả: Kiểm tra văn bản bắt đầu bằng các ký tự được chỉ định.
Cú pháp: ISBEGINS(text, compare_text)

  • text: Bắt buộc, văn bản cần kiểm tra.
  • compare_text: Bắt buộc, ký tự so sánh.

Ví dụ:

  • ISBEGINS(field_name, 'T') → TRUE nếu văn bản bắt đầu bằng 'T', FALSE nếu không.
  • ISBEGINS() hoặc ISBEGINS(number) → Lỗi #VALUE

10. ISWORKDATE

Mô tả: Kiểm tra một ngày có phải là ngày làm việc hay không.
Cú pháp: ISWORKDATE(date, "date_format")

  • date: Bắt buộc, ngày cần kiểm tra.
  • date_format: Bắt buộc, định dạng ngày.

Ví dụ:

  • ISWORKDATE("16/09/2023", "DD-MM-YYYY") → TRUE nếu ngày là ngày làm việc, FALSE nếu không.
  • ISWORKDATE() hoặc ISWORKDATE("16/09/2023") hoặc ISWORKDATE("16/09/2023", "invalid_format") → Lỗi #VALUE

11. QUARTER

Mô tả: Kiểm tra ngày thuộc quý nào trong năm.
Cú pháp: QUARTER(date, "date_format")

  • date: Bắt buộc, ngày cần kiểm tra.
  • date_format: Bắt buộc, định dạng ngày.

Ví dụ:

  • QUARTER("16/09/2023", "DD-MM-YYYY") = 3
  • QUARTER() hoặc QUARTER("16/09/2023") hoặc QUARTER("16/09/2023", "invalid_format") → Lỗi #VALUE

12. SET_TIMEZONE

Mô tả: Chuyển đổi ngày giờ theo múi giờ được chọn.
Cú pháp: SET_TIMEZONE(datetime, timezone)

  • datetime: Bắt buộc, thời gian cần chuyển đổi.
  • timezone: Bắt buộc, múi giờ cần chuyển đổi.

Ví dụ:

  • SET_TIMEZONE("2024-04-23T12:00:00", "New_York") = "2024-04-23T08:00:00"
  • SET_TIMEZONE() hoặc SET_TIMEZONE("2024-04-23T12:00:00") → Lỗi #VALUE

13. LET

Mô tả: Gán tên để tính toán kết quả.
Cú pháp: LET(name1, value1, [name2, value2, ...], calculation)

  • name1, name2,...: Bắt buộc, tên biến.
  • value1, value2,...: Bắt buộc, giá trị (Value) của biến.

alculation: Bắt buộc, phép tính sử dụng các tên biến đã được gán.

Ví dụ:

  • LET(a, 5, b, 10, a + b) = 15
  • LET(a, 5, a, 10, a + a) = 20 // giá trị (Value) của a ở lần gán cuối
  • LET() hoặc LET(name1, value1) → Lỗi #VALUE

14. MATCH

Mô tả: Tìm chỉ số của phần tử trong danh sách hoặc array.
Cú pháp: MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])

  • lookup_value: Bắt buộc, giá trị (Value) cần tìm kiếm.
  • lookup_array: Bắt buộc, phạm vi ô được tìm kiếm.
  • match_type: Tùy chọn, kiểu khớp (1, 0 hoặc -1).

Ví dụ:

  • MATCH("Orange", field_name, 0) → trả về chỉ số của "Orange" nếu tìm thấy, ngược lại trả về lỗi #N/A.
  • MATCH() hoặc MATCH(lookup_value) → Lỗi #VALUE

15. ENCODEURL

Mô tả: Trả về một chuỗi mã hóa URL.
Cú pháp: ENCODEURL(text)

  • text: Bắt buộc, chuỗi văn bản cần mã hóa.

Ví dụ:

  • ENCODEURL("hello, world!") = "hello%2C%20world%21"
  • ENCODEURL() → Lỗi #VALUE

16. <

Mô tả: Phép so sánh hai giá trị (Value), nếu giá trị (Value) X nhỏ hơn Y, hiển thị true, ngược lại hiển thị false.
Cú pháp: x < y

Ví dụ:

  • 4 < 5 → TRUE
  • 3 < 3 → FALSE
  • "<a>" < "<b>" → TRUE
  • "<a>" < "<a>" → FALSE
  • "<a>" < 3 → FALSE
  • undefined < 3 → FALSE
  • Thiếu một trong hai giá trị (Value) để so sánh → Lỗi #VALUE

17. >

Mô tả: Phép so sánh hai giá trị (Value), nếu giá trị (Value) X lớn hơn Y, hiển thị true, ngược lại hiển thị false.
Cú pháp: x > y

Ví dụ:

  • 5 > 3 → TRUE
  • 3 > 5 → FALSE
  • "c" > "b" → TRUE
  • "a" > "a" → FALSE
  • "a" > "3" → FALSE
  • undefined > 3 → FALSE
  • 3 > undefined → FALSE
  • Thiếu một trong hai giá trị (Value) để so sánh → Lỗi #VALUE

18. <=

Mô tả: Phép so sánh hai giá trị (Value), nếu giá trị (Value) X nhỏ hơn hoặc bằng Y, hiển thị true, ngược lại hiển thị false.
Cú pháp: x <= y

Ví dụ:

  • 4 <= 5 → TRUE
  • 3 <= 3 → TRUE
  • "a" <= "b" → TRUE
  • "a" <= "a" → TRUE
  • "a" <= "3" → FALSE
  • undefined <= 3 → FALSE
  • 3 <= undefined → FALSE
  • Thiếu một trong hai giá trị (Value) để so sánh → Lỗi #VALUE

19. >=

Mô tả: Phép so sánh hai giá trị (Value), nếu giá trị (Value) X lớn hơn hoặc bảng Y, hiển thị true, ngược lại hiển thị false.
Cú pháp: x >= y

Ví dụ:

  • 5 >= 3 → TRUE
  • 5 >= 5 → TRUE
  • "c" >= "b" → TRUE
  • "a" >= "a" → TRUE
  • "a" >= "3" → FALSE
  • undefined >= 3 → FALSE
  • 3 >= undefined → FALSE
  • Thiếu một trong hai giá trị (Value) để so sánh → Lỗi #VALUE

20. SUMARRAY

Mô tả: Hàm cộng các phần tử của n array tương ứng với nhau.
Cú pháp: SUMARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • SUMARRAY([1, 2, 3], [3, 4, 5]) = [4, 6, 8]
  • SUMARRAY([2, 3], [3, 4, 5]) = [5, 7, 5] // giá trị (Value) bị thiếu được xem là 0
  • SUMARRAY([]) = 0
  • SUMARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

21. SUBTRACTARRAY

Mô tả: Hàm trừ các phần tử của n array tương ứng với nhau.
Cú pháp: SUBTRACTARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • SUBTRACTARRAY([4, 5, 6], [3, 4, 5]) = [1, 1, 1]
  • SUBTRACTARRAY([5, 6], [3, 4, 5]) = [2, 2, -5] // giá trị (Value) bị thiếu được xem là 0
  • SUBTRACTARRAY([6, "Two", 9], [4, 5, 6]) = [2, -5, 3] // Non-numerics được xem là 0
  • SUBTRACTARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

22. MULTIPLYARRAY

Mô tả: Hàm nhân các phần tử của n array tương ứng với nhau.
Cú pháp: MULTIPLYARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • MULTIPLYARRAY([4, 5, 6], [3, 4, 5]) = [12, 20, 30]
  • MULTIPLYARRAY([-4, -5, -6], [-3, 4, 5]) = [12, -20, -30]
  • MULTIPLYARRAY([5, 6], [3, 4, 5]) = [15, 24, 5] // giá trị (Value) bị thiếu được xem là 0
  • MULTIPLYARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

23. DIVIDEARRAY

Mô tả: Hàm chia các phần tử của n array tương ứng với nhau.
Cú pháp: DIVIDEARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • DIVIDEARRAY([12, 20, 30], [3, 4, 5]) = [4, 5, 6]
  • DIVIDEARRAY([12, -20, -30], [-3, 4, 5]) = [-4, -5, -6]
  • DIVIDEARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE
  • DIVIDEARRAY([3, 20, 30], [4, 5]) → Lỗi #DIV/0! // giá trị (Value) bị thiếu được xem là 0.
  • DIVIDEARRAY([12, -20, -30], [-3, 4, 0]) = Lỗi #DIV/0!

24. AVERAGEARRAY

Mô tả: Hàm tính giá trị (Value) trung bình các phần tử của n array tương ứng với nhau.
Cú pháp: AVERAGEARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • AVERAGEARRAY([3, 2, 7], [3, 4, 5]) = [3, 3, 6]
  • AVERAGEARRAY([13, -20, -25], [-3, 4, 5]) = [5, -8, -10]
  • AVERAGEARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

25. MINARRAY

Mô tả: So sánh array với nhau, tìm ra array nhỏ nhất dựa trên tổng các phần tử của từng array.
Cú pháp: MINARRAY([array1], [array2], ...)

Ví dụ:

  • MINARRAY([4, 20, 30], [4, 6]) = [4, 6]
  • MINARRAY([], [8, 4, 4]) = [] // tổng các phần tử bằng 0 nên empty array được tính là nhỏ hơn.
  • MINARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

26. MAXARRAY

Mô tả: So sánh array với nhau, tìm ra array lớn nhất dựa trên tổng các phần tử của từng array.
Cú pháp: `MAXARRAY([array1], [array2], ...)`

Ví dụ:

  • MAXARRAY([4, 20, 30], [4, 6]) = [4, 20, 30]
  • MAXARRAY([], [8, 4, 4]) = [8, 4, 4] // tổng các phần tử bảng 0 nên empty array được tính là nhỏ hơn.
  • MAXARRAY(array, not array) → Lỗi #VALUE

27. ARRAYSLICE

Mô tả: Hàm dùng để trích xuất một số phần tử trong mảng.
Cú pháp: ARRAYSLICE(array, start, end)

  • array: Bắt buộc, mảng được chọn.
  • start: Tùy chọn, vị trí bắt đầu để trích xuất, mặc định là 0. Nếu là số dương, thì lấy từ đầu mảng (từ trái sang phải). Nếu là số âm, thì lấy từ cuối mảng (từ phải sang trái).
  • end: Tùy chọn, vị trí kết thúc để trích xuất, không bao gồm phần tử ở vị trí này. Nếu là số dương, thì lấy từ đầu mảng (từ trái sang phải). Nếu là số âm, thì lấy từ cuối mảng (từ phải sang trái).

Ví dụ:

  • ARRAYSLICE(["Banana", "Orange", "Lemon", "Apple", "Mango"], 2, 3) = ["Lemon"]
  • ARRAYSLICE(["Banana", "Orange", "Lemon", "Apple", "Mango"], 1, -3) = ["Orange"]
  • ARRAYSLICE([]) = []
  • ARRAYSLICE() hoặc ARRAYSLICE(not array) → Lỗi #VALUE

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để tạo công thức cơ bản trên Cubable?

Mở Bảng đã tạo, chọn thêm trường Công thức và chọn chế độ “Công thức cơ bản” từ cửa sổ hiển thị.

Tôi có thể sử dụng những phép tính nào khi tạo công thức cơ bản?

Bạn có thể sử dụng các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.

Làm thế nào để định dạng kết quả của phép tính?

Khi cấu hình công thức, Bạn có thể chọn định dạng kết quả là Số, Tiền tệ hoặc Ngày.

 

Làm thế nào để xem kết quả của công thức cơ bản sau khi cấu hình?

Kết quả sẽ được hiển thị ngay khi Bạn nhấn “Xong” để hoàn tất cấu hình. Nếu có lỗi, hệ thống sẽ hiển thị lỗi tương ứng tại Trường Công thức trong bảng.

Làm thế nào để xem danh sách các hàm tính toán mà Cubable hỗ trợ?

Bạn chỉ cần mở khu vực 'Formula Editor', hệ thống sẽ hiển thị danh sách đầy đủ các hàm tính toán theo thứ tự chữ cái (A-Z).

Làm thế nào để xem thông tin chi tiết về một hàm tính toán?

Khi bạn chọn một hàm tính toán trong danh sách, hệ thống sẽ hiển thị mô tả, cú pháp và ví dụ cụ thể về cách sử dụng hàm đó.

 

Làm thế nào để xem danh sách các trường trong bảng?

Khi Bạn mở cửa sổ thiết lập công thức nâng cao, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các trường hiện có trong bảng theo thứ tự của các Trường trong bảng (theo thời gian tạo).

 

Làm thế nào để chọn hàm hoặc trường để thực hiện phép tính?

Bạn có thể chọn một hoặc nhiều hàm tính toán và trường từ danh sách để thực hiện các phép tính cần thiết.

 

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hỗ trợ nhanh